9 Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Không Phải Ai Cũng Biết
Văn hóa giao tiếp của người Nhật luôn đa dạng và nhiều màu sắc giống như tính cách của con người nơi đây. Trước khi sinh sống và làm việc tại xứ sở hoa anh đào, bạn nên tìm hiểu kỹ văn hóa giao tiếp ứng xử của người Nhật Bản để có thể hòa nhập cộng đồng tốt nhất. Trường Nhật ngữ TinEdu Nihongo sẽ chia sẻ 9 mảnh ghép hình thành nên văn hóa giao giao tiếp ứng xử của người Nhật Bản.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 1: Cúi chào
Một trong những quy tắc bất thành văn của người Nhật chính là nghi thức cúi chào của người dưới đối với người trên. Thông thường những người dưới sẽ là người ít tuổi hơn, có vai vế nhỏ hơn so với người đối diện.

Nghi thức cúi chào của người Nhật được biết đến với tên gọi là Ojigi là đổ người từ phần eo về phía trước. Hiện tại nghi thức cúi chào Ojigi có 3 kiểu sau:
- Kiểu Eshaku: Kiểu cúi chào 15 độ, đối với những người có cùng vai vế với mình.
- Kiểu Keirei: Đây là kiểu cúi chào 30 độ, khá trang trọng khi mới gặp mặt lần đầu.
- Kiểu Saikeirei: Cúi chào một góc 45 độ thể hiện sự kính trọng cực kì sâu sắc khi bản thân muốn thể hiện sự biết ơn đến người nào đó.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 2: Giao tiếp bằng mắt
Thông thường việc giao của người Việt Nam là nhìn trực diện vào mắt của người đối diện để có thể xem được biểu cảm và sắc thái trên khuôn mặt. Còn đối với người Nhật thì đây được xem là điều tối kỵ. Nếu nhìn chằm chằm vào mắt của họ trong suốt quá trình giao tiếp sẽ thể hiện sự khiếm nhã và bất lịch sự.
Do vậy, văn hóa giao tiếp của người Nhật là tuyệt đối không nhìn vào mắt của đối phương. Thay vào đó bạn có thể nhìn vào các vật trung gian như là sách, đồ nữ trang, cà vạt,… hoặc là cúi xuống và nhìn sang bên cạnh.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 3: Trang phục
Người Nhật khá chuộng phong cách của người Tây. Bởi nó thể hiện sự thoải mái, thuận tiện trong cuộc sống thường ngày cũng như đi làm.
Trong công việc thì người Nhật thường chuộng phong cách lịch sự, đúng đắn và tối màu. Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào các công ty Nhật thì đừng quên mẹo mặc đồ này để tạo được thiện cảm tốt nhất cho nhà tuyển dụng.

Chủ doanh nghiệp Nhật Bản luôn xem nhân viên là bộ mặt của công ty. Vì thế mà nhân viên cần thể hiện được thái độ chuyên nghiệp, uy tín trong mắt đối tác bằng những bộ trang phục phù hợp.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 4: Tặng quà
Văn hóa giao tiếp ứng xử của người Nhật Bản có thể kể đến là tặng quà. Món quà thể hiện sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ của người tặng và người nhận. Tuy nhiên, cần biết cách tặng quà để không bị hiểu nhầm là sự khiếm nhã.
Cần tránh tuyệt đối việc tặng quà có những yếu tố sau:
- Có số lượng 4 hoặc 9
- Các vật sắc nhọn như dao, kéo
- Quà tặng có hình con cáo
- Không tặng hoa cúc hoặc các loại hoa có màu tối vào những ngày lễ, tết
- Không tặng những đồ vật được làm bằng thủy tính hoặc sành sứ
- Không tùy tiện đem biếu quà tặng được làm từ trà
Đối với quà tặng thì bạn có thể tham khảo một số loại như sau: áo dài, tranh dân gian, rượu, đồ thổ cẩm, các loại bánh mang đậm bản sắc vùng miền.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 5: Gật đầu
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản thì họ thường thể hiện phép lịch sự bằng cách gật đầu. Tuy nhiên hành động này lại khiến nhiều người khác hiểu nhầm rằng họ đang ngầm đồng ý. Hành động gật đầu trong giao tiếp của người Nhật chỉ đơn giản là thể hiện sự lịch sự và khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 6: Xin lỗi và cảm ơn
Khi sinh sống và làm việc tại Nhật bạn có thể sẽ cảm thấy bất ngờ vì người Nhật thường xuyên sử dụng lời “cảm ơn” và “xin lỗi”. Từ “xin lỗi” thường mang nhiều ý nghĩa chẳng hạn như: xin lỗi vì một vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi vì muốn thể hiện sự hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường,….
Một số mẫu câu xin lỗi được sử dụng nhiều trong cuộc hội thoại như sau:
- Excuse me or Excuse me: Xin lỗi
- Đó không phải là trường hợp: Tôi không có ý đó
- 私 のせいです: Đó là lỗi của tôi
- Giờ thì thật gọn gàng: Lần sau tôi sẽ làm đúng
- Tôi xin lỗi vì đã để bạn chờ đợi: Xin lỗi vì bạn đã chờ đợi
- 有 難 うございます: Cảm ơn [mang ơn] bạn rất nhiều
- Thank you for everything: Xin cảm ơn bạn đã giúp đỡ.
- Hôm nay thật vui, cảm ơn bạn: Phiên bản hôm nay tôi rất vui, cảm ơn bạn!
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 7: Hạn chế tiếp xúc cơ thể
Đối với Việt Nam hoặc các nước phương Tây thì việc vỗ tay, bắt tay hoặc khoác vai được xem là cách chào hỏi thân thiện. Tuy nhiên, việc giao tiếp tại Nhật Bản thì lại hạn chế việc tiếp xúc cơ thể, bạn chỉ cần cúi chào và mỉm cười đã đủ thể hiện sự thành ý.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 8: Vẫy tay khi gọi ai đó
Trong văn hóa Nhật việc vẫy tay gọi ai đó cũng cần có nguyên tắc. Không được cong một vài ngón tay và vẫy vì đó được xem là hành động thiếu văn hóa. Tuyệt đối không chỉ tay trực tiếp vào ngửa khác vì đó được xem là bất lịch sự.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật 9: Tư thế ngồi khi trao đổi

Nếu cuộc hội thoại diễn ra trong lúc ngồi, bạn tuyệt đối không được rung chân. Hay thể hiện các động tác thừa thải như: ngoáy mũi, nhổ tóc, gãi tai, gãi đầu,… Hãy ngồi thẳng lưng và tập trung vào cuộc trò chuyện để người nói không cảm thấy lạc lõng. Thái độ của bạn trong cuộc trò chuyện cũng sẽ quyết định nhiều cảm tình của người đối diện. Do đó, hãy thể hiện thái độ nghiêm túc và trân trọng cuộc hội thoại.
Nếu có thể nắm bắt và thực hành tốt 9 văn hóa giao tiếp của người Nhật bạn sẽ dễ dàng hòa nhập cộng đồng. Nhờ đó mà việc xây dựng các mối quan hệ cũng tốt hơn. Hi vọng với những chia sẻ của TinEdu Nihongo giúp bạn tự tin hơn trong cách ứng xử với người Nhật.