3 Sai Lầm Khi Học Tiếng Nhật Theo Bộ Thủ Nên Biết
Học tiếng Nhật theo bộ thủ là phương pháp học nhanh và đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên việc học chúng lại cần sự nổ lực và không ngừng cố gắng. Ở bài viết này, trường Nhật ngữ TinEdu Nihongo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm của bộ thủ, vị trí của bộ thủ trong kanji, cũng như những sai lầm hay mắc phải khi học tiếng Nhật theo bộ thủ. Cùng theo dõi ngay vì chúng đem lại sự hữu ích rất lớn dành cho người học tiếng Nhật nhé!
Bộ thủ là gì?
Bên cạnh Hiragana và Katakana, bảng chữ cái Kanji được người Nhật sử dụng nhiều. Bộ thủ được xem là một phần cơ bản của Kanji, bởi chúng có vai trò sắp xếp lại cấu hình của các chữ Hán tự. Khi học theo bộ thủ sẽ giúp ích cho bạn trong việc tra cứu Kanji cũng như nắm được kiến thức một cách vững chắc.

Từ thời nhà Hán thì chữ Hán tự đã được phân loại thành 540 nhóm, tương ứng với 540 bộ. Tuy nhiên, về sau thì số bộ thủ này được sắp xếp và tối ưu nên chỉ còn 214 bộ. Đa số đều là chữ tượng hình có được dùng để chỉ ý nghĩa hoặc chỉ âm.
Vì đa số là chữ hình thanh nên nếu bạn tinh thông qua bộ thủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có thể hiểu hình, âm, nghĩa của Hán tự. Khi đã nắm rõ được bộ thủ thì việc học cấu trúc và ngữ nghĩa của Kanji cũng trở nên dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Top 5 Sách Học Tiếng Nhật Kanji Và Phương Pháp Học Giúp Ghi Nhớ Lâu
Vị trí của bộ thủ trong Kanji
Học tiếng Nhật theo bộ thủ thường không dễ vì vị trí bộ thủ trong Kanji nằm ở những vị trí khác nhau. Dù vậy, sự sắp xếp trong bộ thủ vẫn có sự phù hợp để cho ra những ngữ nghĩa tương ứng.
TinEdu Nihongo chia sẻ đến bạn cách sắp xếp bộ thủ như sau:
- Bên trái (「偏」へん): 略 âm Hán Việt là lược gồm bộ thủ 田 (điền) và 各 (các).
- Bên phải (「旁」つくり): 期 âm Hán Việt là kỳ gồm bộ thủ 月 (nguyệt) và 其 (kỳ).
- Trên (「冠」かんむり): 苑 âm Hán Việt là uyển gồm bộ thủ 艸 (thảo) và 夗 (uyển). 男 âm Hán Việt là nam gồm bộ thủ 田 (điền) và 力 (lực).
- Dưới (「脚」あし): 志 âm Hán Việt là chí gồm bộ thủ 心 (tâm) và 士 (sĩ).
- Trên và dưới: 亘 âm Hán Việt là tuyên gồm bộ thủ 二 (nhị) và 日 (nhật).
- Giữa: 昼 âm Hán Việt là trú gồm bộ thủ 日 (nhật) cùng 尺 (xích) ở trên và 一 (nhất) ở dưới.
- Góc trên bên trái (「垂」たれ): 房 âm Hán Việt là phòng gồm bộ thủ 戸 (hộ) và 方(phương).
- Góc trên bên phải (「繞」にょう): 式 âm Hán Việt là thức gồm bộ thủ 弋 (dặc) và 工 (công).
- Góc dưới bên trái: 起 âm Hán Việt là khởi gồm bộ thủ 走 (tẩu) và 己 (kỷ).
- Đóng khung (「構」かまえ): 国 âm Hán Việt là quốc gồm bộ thủ 囗 (vi) và 玉 (ngọc).
- Khung mở bên dưới: 間 âm Hán Việt là gian gồm bộ thủ 門 (môn) và 日 (nhật).
- Khung mở bên trên: 凷 âm Hán Việt là khối gồm bộ thủ 凵 (khảm) và 土 (thổ).
- Khung mở bên phải: 医 âm Hán Việt là y gồm bộ thủ 匚 (phương) và 矢 (thỉ).
- Trái và phải: 街 âm Hán Việt là nhai gồm bộ thủ 行 (hành) và 圭 (khuê).
4 sai lầm khi học tiếng Nhật theo bộ thủ
Học kanji tiếng Nhật theo bộ chính là trở ngại lớn mà người học tiếng Nhật gặp phải. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều thời gian để học tiếng Nhật theo bộ thủ nhưng vẫn không đem lại kết quả như mong muốn thì có thể bạn đã mắc sai lầm sau:

Sai lầm 1: Học từng nét một
Khi bắt đầu học tiếng Nhật nhiều người sẽ bắt đầu bằng việc quan sát số lượng nét và vị trí đế viết theo. Đây là phương pháp học thông thường giúp người học viết đúng thứ tự cũng như nắn nót từng chữ cho đẹp hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể phù hợp với bảng chữ cái Kanji, bởi kiểu chữ này bao gồm nhiều nét ngạng, dọc, số, phẩy,… Chúng rời rạc và không theo bất kỳ khuôn mẫu cũng như quy tắc nào. Nếu chữ Kanji là những nét cơ bản thì bạn có thể học từng nét, nhưng nếu là Kanji phức tạp thì học từng nét có thực sự hiệu quả hay không?
>> Đọc xem: Cách Học Kanji Của Trẻ Em Nhật
Sai lầm 2: Học vẹt
Nếu cần mẫn và chăm chỉ viết đi viết lại thì chữ Kanji này chỉ có thể ở lại trong đầu bạn trong khoảng thời gian ngắn. Vì chữ Kanji là tượng hình nên việc bạn liên tưởng để ghi nhớ chúng là không thể. Cách tốt nhất chính là hãy vận dụng sự sáng tạo của mình viết ra một câu ngắn có liên quan đến từ này. Chắc chắn, từ ngữ này sẽ “ghim” vào đầu bạn.
Sai lầm 3: Không học theo bộ thủ
Nếu không học theo bộ thủ bạn sẽ phải nhớ Kanji một cách máy móc và khô khan. Bộ thủ trong tiếng Nhật cũng giống như chữ cái Việt Nam, chẳng hạn như từ NHUNG, bạn cần học các chữ N, H, U, N, G sau đó ghép lại.
Đối với những chữ Kanji phức tạp, bạn nên kết hợp các phương pháp ghép bộ thủ lại với nhau. Thay vì phải viết nhiều nét rời rạc, hãy ghep 3 hoặc 4 bộ thủ lại với nhau là đã có thể thành một chữ hoàn chỉnh. Cách học tiếng Nhật theo bộ thủ không những giúp bạn học tiếng Nhật dễ dàng mà chúng còn tiết kiệm kha khá thời gian.
>> Đọc thêm: TOP 5 App Học Kanji Tiếng Nhật Được Ưa Chuộng Nhất
Tên đây là những thông tin liên quan đến cách học tiếng Nhật theo bộ thủ. Hãy vận dụng bộ thủ trong việc học chữ Kanji để đem lại hiệu quả nhất nhé! Đừng quên liên hệ TinEdu Nihongo nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc học tiếng Nhật.