Top 5 Lễ Hội Văn Hóa Nhật Bản Đặc Sắc Và Thú Vị
Trong một năm, lễ hội văn hóa Nhật Bản thường diễn ra liên tục và kéo dài nhiều ngày. Chính điều này đã tạo nên nét đẹp truyền thống mà không quốc gia nào có được. Cùng trường Nhật ngữ TinEdu Nihongo dạo chơi một vòng Nhật Bản để tìm hiểu kỹ hơn về các lễ hội văn hóa đặc sắc này.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản 1: Mừng năm mới
Khác với các nước láng giềng như: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc thì Nhật Bản đón năm mới vào 01/01 dương lịch. Lễ mừng năm mới có tên gọi là Oshougatsu và được xem là lễ hội lớn nhất trong năm.

Lễ mừng năm mới Oshougatsu diễn ra trong nhiều ngày và có các hình thức ăn mừng khác nhau. Thông thường, người Nhật đón năm mới trong 3 ngày đầu tiên của năm và các lễ hội sẽ được tổ chức vào trước đó, tức là từ ngày 8 – 12/12. Trong khoảng thời gian này, người Nhật sẽ dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật đẹp để chào đón một năm mới đầy hứng khởi.
Trong những ngày đầu năm mới, người Nhật cũng sẽ đi chùa để cầu an, cầu may mắn. Sau đó là ăn những bữa cơm thân mật và phát tiền mừng tuổi. Có thể thấy, các hoạt động của người Nhật trong những ngày đầu năm mới cũng không khác người Việt Nam.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản 2: Hoa anh đào Hanami
Lễ hội hoa anh đào là một trong những nét đẹp văn hóa đã có từ thời xa xưa và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Cứ vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 là hoa đào sẽ nở rộ ở khắp các con đường tại Nhật Bản. Ở bất kỳ đâu tại Nhật bạn đều sẽ bắt gặp hình ảnh sắc hoa rực rỡ, bao phủ cả một khoảng trời. Một thước phim mùa xuân tuyệt đẹp mà bạn không thể chiêm ngưỡng được ở những đất nước khác.
Thông thường lễ hội hoa anh đào Hanami sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là 10 ngày. Các hoạt động trong lễ hội này thường là tụ tập dưới những tán hoa và cùng nhau tổ chức các buổi tiệc thân mật. Dưới những tán hoa anh đào sắc màu, mọi người cùng nhau nhảy múa, cùng thưởng thức vẻ đẹp tuyệt phẩm của thiên nhiên. Đây chính là giây phút tuyệt vời mà không một ai muốn bỏ lỡ.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản 3: Đèn lồng Obon
Nhắc đến lễ hội văn hóa Nhật Bản không thể không nhắc đến thả đèn lồng Obon. Đây là lễ hội truyền thống lớn của Nhật Bản và được ví như đại lễ vu lan báo hiếu tại Việt Nam. Đây là lúc con cháu thể hiện sự hiếu thảo của mình đối với ông bà, cha mẹ.

Thời gian diễn ra lễ hội thường là cuối tháng 7 và mỗi vùng miền sẽ có một cách tổ chức khác nhau. Thông thường, người Nhật sẽ tiến hành treo lồng đèn ở trước cửa nhà trong những ngày đầu tiên. Hành động này như một lời ngấm báo, mong ông bà có thể về thăm hoặc con cháu sẽ đi thăm và sửa sang lại mộ.
Những ngày cuối, đèn lồng sẽ được thả tại các sông, hồ, suối,…. Đây được xem là hành động tiễn đưa ông bà về với thế giới thuộc về họ.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản 4: Cờ cá chép Koinobori
Trong quan niệm của người Nhật thì cá chép mang một ý nghĩa to lớn. Cá chép thể hiện sự dũng cảm, đức tính ngoan cường cũng như sức mạnh giúp họ có thể vượt vũ môn và hóa rồng. Với sức mạnh to lớn và mạnh mẽ này, người Nhật nghĩ ngay đến các bé trai. Chính vì thế, đây là ngày lễ được dành cho các bé trai.

Vào ngày 05/05 sẽ diễn ra lễ hội cá chép và trước đó 2 tháng họ sẽ treo cờ cá chép với đủ các màu sắc khác nhau. Không chỉ ở trước cửa nhà mà ở các cung đường đều sẽ tràn ngập hình ảnh những lá cờ này.
Ẩm thực trong những ngày lễ này sẽ là các món ăn truyền thống, người ta còn làm thêm món ăn Obento. Hình thù của các món ăn đều sẽ được mô phỏng hình cá chép với mong muốn con cái sẽ luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản 5: Thất tịch Tanabata
Lễ hội văn hóa Nhật Bản đẹp nhất có thể kể đến là thất tịch Tanabata. Sự lãng mạn và thú vị của lễ hội này sẽ khiến người xem vô cùng thích thú.
Nguồn gốc của lễ hội này bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa 2 vị thần là thần Orihime và thần Hikoboshi. Người dân Nhật sẽ viết những lời cầu nguyện vào những tờ giấy đầy màu sắc và treo chúng lên cành tre. Với hy vọng sẽ có được tình yêu đẹp, lãng mạn như 2 vị thần.
Bên cạnh những lễ hội văn hóa Nhật Bản kể trên, xứ sở mặt trời mọc này còn có nhiều lễ hội khác như: Lễ hội khiêu vũ Awa Odori, lễ hội lá mùa thu ở hồ Kawaguchiko, lễ hội cá mùa thu,… Hy vọng bài viết giúp bạn có được nhiều kiến thức thú vị hơn. Nếu có cơ hội hãy thử một lần đến Nhật vào mùa lễ hội để có thể thấy được nét đẹp độc đáo này.