8 Văn Hóa Nhật Bản Trong Giao Tiếp Không Nên Bỏ Lỡ
Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng các lễ nghĩa và điều đó được thể hiện rõ thông qua văn hóa giao tiếp của họ. Đôi lúc bạn sẽ bắt gặp những cử chỉ hơi khó hiểu của người Nhật nhưng đó lại chính là điểm đặc nổi bật trong ứng xử. Trường Nhật ngữ TinEdu Nihongo sẽ tổng hợp những cử chỉ hay nói đúng hơn là văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp mà bạn không nên bỏ lỡ dưới đây.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 1: Cúi chào
Một trong những cách thể hiện sự kính trọng của mình đối với mọi người mà người Nhật thường áp dụng chính là cúi chào. Họ sẽ cúi chào trong mọi trường hợp và sẽ áp dụng 1 trong 3 kiều chào dưới đây:
- Kiểu Saikeirei: Đây là kiểu chào thấp nhất biểu hiện sự kính trọng sâu sắc nhất. Kiểu chào này thường được sử dụng nhiều trong việc cúng bái, đền thờ, chùa,….
- Kiểu chào bình thường: Đây là kiểu chào cúi xuống từ 20 – 30 độ và giữ nguyên trong thời gian từ 2 – 3s. Nếu như đang ngồi mà cần chào bạn cần đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp và cách sàn nhà từ 10 – 15cm.
- Kiểu khẽ cúi chào: Chỉ cần cúi đầu và thân mình một cách nhẹ nhàng từ 1 – 2s

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 2: Thông qua ánh mắt
Người Nhật kỵ nhất là việc trong lúc giao tiếp nhìn trực diện vào mắt của đối phương. Đây được xem là hành động thiếu lịch sự, khiếm nhã và tạo cảm giác khó chịu cho người nói. Vậy nên, trong lúc giao tiếp họ sẽ nhìn vào các vật dụng trung gian như là caravat, gọng kính, cuốn sách,… Hoặc chỉ đơn giản là cúi đầu xuống và nhìn sang bên.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 3: Vẫy tay
Nếu dùng cách vẫy tay để kêu gọi người khác đòi hỏi cần phải thực hiện đúng cử chỉ. Bạn phải để bàn tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống dưới, cả bàn tay sẽ cong xuống. Nếu chỉ dùng một ngón tay cong xuống thì sẽ bị xem là hành động tục tĩu, không tôn trọng người khác.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 4: Sự im lặng
Người Nhật thường quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói, vì quan điểm “lời nói nên đi đôi với hành động”. Việc im lặng trong giao tiếp thường thể hiện thông qua sự lắng nghe là chính.
Trong các buổi đàm phán thì các bậc lãnh đạo thường ít nói và họ chỉ đưa ra phán quyết vào cuối cùng. Dù ít nói nhưng hành động của họ mới quyết định sự thành công hay thất bại của vấn đề. Vì thế, đây là cách hành xử rất đáng để chúng ta học theo.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 5: Gật đầu
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp được người Nhật sử dụng nhiều chính là gật đầu. Trong quá trình nói chuyện, họ thường có những hành động như cười, gật đầu, các câu lịch sự,… để thể hiện sự lắng nghe của mình.
Nhiều người nhầm tưởng giữa hành động gật đầu là đồng ý nhưng không! Gật đầu trong giao tiếp ở Nhật chính là khuyến khích người khác tiếp tục câu chuyện của mình.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 6: Xin lỗi và cảm ơn
Trong ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi với các sắc thái khác nhau. Xin lỗi trong giao tiếp ở Nhật Bản có thể là: vì lịch sự, vì thái độ hối lỗi, khiêm nhường,… Lời xin lỗi dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều trường hợp của cuộc sống.
Văn hóa xin lỗi của người Nhật thể hiện được đức tính khiêm tốn, tích cực, cầu tiến và có ý thức trách nhiệm. Đặc biệt, văn hóa xin lỗi sẽ luôn đi kèm với cảm ơn nên bạn có thể thấy được vẻ đẹp của lịch sự và văn minh của người Nhật.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 7: Trang phục
Trang phục nghe có vẻ không liên quan gì đến giao tiếp, nhưng không! Tại Nhật, trang phục là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để có những bộ đồ phù hợp.

Người Nhật đề cao sự ý nhị, kín đáo và tinh tế trong trang phục, đặc biệt là luôn sạch sẽ và không nhàu nát. Vậy nên, cần có sự trau chuốt về quần áo để thể hiện sự chỉn chu và tôn trọng đối phương.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp 8: Tặng quà
Tặng quà là một trong những văn hóa được người Nhật lưu truyền từ nhiều đời nay. Họ rất thích tặng quà và nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Dù là dịp đặc biệt hay chỉ là những ngày bình thường, họ vẫn sẽ tặng quà như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau.

Tuy nhiên, việc tặng quà cũng đòi hỏi phải đúng trường hợp. Chẳng hạn như hình thức quà tặng không cần đắt tiền nhưng phải được gói cẩn thận, đẹp mắt. Hoặc là được bọc kín để người khác không thể nhìn thấy món quà bên trong,…
Đặc biệt, cần hạn chế tặng những món đồ như lược chải tóc, vật dụng có in hình con cáo, trà, dao, kéo,… Đây là những vật phẩm mang đến những điều không may mắn và được xem là cấm kỵ ở Nhật.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp còn được thể hiện ở nhiều hành động khác như là: Hạn chế tiếp xúc cơ thể, kiềm chế cảm xúc cá nhân, giao tiếp bằng mắt,… Nhìn chung thì trong văn hóa ứng xử của Nhật có chút khắt khe hơn so với người Việt. Tuy nhiên, đây đều là những là văn hóa tốt đẹp mà chúng ta nên học hỏi. Hy vọng rằng bài viết này mang đến sự hữu ích cho bạn.